Cơn đau khi răng khôn mọc luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Răng khôn không chỉ gây phiền toái đến mẹ bỉm sữa, mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến em bé nếu em bé dưới 6 tháng tuổi. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng đau răng khôn khi đang cho con bú an toàn? Đau răng khôn khi đang cho con bú có sao không?
Tin liên quan:
Bảng giá nhổ răng khôn tại Nha Trang
Chụp X-quang răng khôn Nha Trang – quy trình và lưu ý khi thực hiện
Contents [hide]
Nội dung
Đau răng khôn khi đang cho con bú có sao không?
Đau răng khôn thương gây ra rất nhiều phiền toái. Đặc biệt với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thì mức độ viêm nhiễm sẽ cao hơn so sự thay đổi hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của các mẹ, làm giảm chất lượng sữa. Nếu bé dưới 6 tháng và phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bé.
Giải pháp với răng khôn của phụ nữ đang cho con bú
Răng khôn thực sự rất phiền phức và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Lúc này bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chính xác nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo 2 giải pháp dưới đây khi cơn đau răng khôn ập đến.
Giải pháp 1: Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là phương pháp giảm đau, tiện lợi ngay tại nhà. Nguyên tắc là chỉ được dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất. Ưu tiên dùng loại thuốc uống 1 lần/ ngày sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất.
Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng trong giai đoạn này:
- Paracetamol
- Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không thể giải quyết triệt để gốc rễ của vấn đề. Do đó, mẹ bỉm nên đến địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để kiểm tra cẩn thận. Tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu thấy xảy ra các dấu hiệu bất thường với bản thân hoặc các bé thì nên dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được kê đơn.
Giải pháp 2: Nhổ răng khôn
Phương pháp nhổ răng khôn được chỉ định nhổ hay không phụ thuộc lớn vào tình trạng hiện tại của mẹ và bé. Nếu em bé dưới 6 tháng, mẹ nên ở nhà và sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp, cơn đau kéo dài và gây nhiều biến chứng, mẹ bỉm bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn. Khi đó, bạn sẽ được gây tê để giảm đau trong suốt quá trình nhổ răng. Đây là loại thuốc tê phù hợp với người đang cho con bú nên không ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Khi thăm khám, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ rằng mình đang trong giai đoạn cho con bú. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn và em bé.
Nên áp dụng phương pháp nhổ răng khôn nào với phụ nữ đang cho con bú?
Trong giai đoạn cơ thể đang nhạy cảm, bạn nên lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome.
So với phương pháp nhổ răng cũ, bác sĩ sẽ phải thực hiện vạch lợi, mở xương, chia cắt thân răng, … thì nhổ răng khôn sử dụng năng lượng siêu âm ở tần số cao và nước tưới đến tiến hành cắt răng một cách nhẹ nhàng nhất.
Công nghệ này sẽ sự kết hợp của 2 chế độ là Piezotome và Newtron + màn hình cảm ứng thân thiện. Thiết bị này được điều kiển bằng chân và có thể kích hoạt theo từng nấc năng lượng, rút ngắn thời gian thực tế. Còn hệ thống bơm nhu tự động chất lượng cao giúp việc phun nước hoàn hảo, làm cho các mũi cắt không bao giờ rơi vào tình trạng quá nóng, không gây rủi ro về hoạt tử tế bào xương khi phẫu thuật.
Ưu điểm của nhổ răng không bằng sóng siêu âm Piezotome:
- Tiết kiệm thời gian
- Không cảm thấy đau nhức
- An toàn tuyệt đối, không gây biến chứng
- Thời gian lành thương nhanh chóng
Những trường hợp nên nhổ răng khôn khi đang cho con bú
Nếu răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng đến các răng lân cận và sức khoẻ toàn diện của bạn thì không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên, có không ít các mẹ bỉm sữa bị răng khôn làm phiền và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn có 2/4 dấu hiện dưới đây thì bạn nên đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:
- Răng khôn mọc lệch nhiều khiến mặt sưng tấy, cảm thấy đau nhức dữ dội, …
- Răng khôn mọc chèn lên răng hàm ở bên cạnh, làm cho răng khác phải chen chúc, lệch hàm hay thay đổi cấu trúc của hàm.
- Răng khôn mọc và bị nhiễm trùng khiến các chị em bị sốt
- Răng khôn bị viêm tuỷ, sâu nặng hoặc viêm nha chu.
Những trường hợp không nên nhổ răng khôn khi đang cho con bú
Nếu bạn là một trong số những trường hợp dưới đây thì bạn không cần thiết phải tiến hành nhổ răng khôn hoặc tạm hoãn việc điều trị:
- Người có con dưới 6 tháng tuổi.
- Người bị huyết áp cao, bệnh suy thận, máu khó đông, tim mạch, …
- Người đã từng thực hiện điều trị tia xạ ở vùng hàm mặt hoặc điều trị bệnh ung thư máu.
- Người có tinh thần không ổn định như trầm cảm, …