Răng khôn là một bộ phận “thừa thải” của mỗi người. Chính vì vậy, việc nhổ bỏ đi răng khôn là cực kì cần thiết bởi răng khôn thường mang những tác hại đến với sức khỏe của bạn. Và có phải ai cũng được nhổ răng khôn không? Đặc biệt là phụ nữ mang thai có được nhổ răng khôn không? Tìm câu trả lời cho mình ở bài viết dưới đây của nha khoa Việt Hàn nhé.
[Tin liên quan]
Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm tại Nha Trang có tốt không?
Nội dung
Răng khôn là gì?
Thực tế, răng khôn thường xuất hiện ở dạng mọc lệch, mọc ngầm. Lí do dẫn đến việc này là vì răng khôn thường mọc muộn nhất trong tất cả các răng. Răng khôn lúc này sẽ không có đủ chỗ để hoàn thiện vì chính các răng còn lại trong cung hàm đã mọc ổn định trước đó, buộc răng khôn phải mọc lệch, mọc ngầm, xiên xẹo,… và chèn ép các răng khác.
Chính vì các lí do trên mà răng khôn khi mọc sẽ gây nên những cơn đau nhức dữ dội, gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, răng khôn còn nằm ở vị trí trong cùng hàm nên sẽ dễ khiến vi khuẩn tích tụ gây sâu răng và hôi miệng nếu không được bạn vệ sinh kĩ càng.
Phụ nữ mang thai thường gặp phải những vấn đề nào?
Người mẹ sẽ dễ gặp phải những vấn đề về răng miệng khi mang thai vì lượng canxi lúc này thay đổi liên tục. Sự thay đổi này sẽ dễ nhận thấy nếu người mẹ có sức đề kháng kém.
Ở khoảng thời gian thai kì được 24 – 25 tuần tuổi, hệ xương của thai nhi đang được phát triển mạnh mẽ. Lúc này, lượng canxi cần thiết cho em bé trong bụng sẽ được lấy từ cơ thể người mẹ.
Sâu răng là vấn đề thường hay gặp nhất ở phụ nữ đang mang thai. Sẽ có sự thay đổi về hoocmon khi phụ nữ mang thai, cụ thể đó là hoocmon: Estrogen và Progestorome… làm chất vôi bị tích tụ, gây sưng lợi. Tình trạng này sẽ dễ thấy nhất khi phụ nữ ở trong tháng thứ 2 của thai kì. Bạn nên chải răng nhẹ nhàng vì phần lợi lúc này rất nhạy cảm và dễ bị chảy máu.
Khi em bé dần lớn lên trong bụng mẹ, dạ con sẽ phình ra nên tích trữ của dạ dày người mẹ bị thu hẹp lại – việc này khiến người mẹ nhanh cảm thấy đói. Đây chính là nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kì và sâu răng do cảm giác thèm ăn đồ ngọt gây nên.
Phụ nữ mang thai có được nhổ răng khôn không?
Phụ nữ đang mang thai sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn vì cơ thể lúc này có sự thay đổi nhất định về nhiều mặt. Những cơn đau do răng khôn gây ra khiến các chị em có cảm giác bất an, bồn chồn. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn trong giai đoạn nhạy cảm này là không nên đối với phụ nữ mang thai.
Các hậu quả có thể gặp phải khi phụ nữ mang thai nhổ răng khôn:
- Nhiễm trùng huyết
- Vì quá trình nhổ răng khôn cần thực hiện các bước tiêm thuốc tê, chụp phim X-Quang, uống thuốc kháng sinh… nên sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và em bé trong bụng lúc này.
Theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ mang thai nếu không có tình trạng răng khôn quá phức tạp thì sẽ thường được hoãn nhổ răng. Vì vậy, khi thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào của răng khôn, mọi người nên lựa chọn nha khoa uy tín nhất để có chỉ định cụ thể hơn từ bác sĩ.
Hãy liên hệ ngay nha khoa Việt Hàn để được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ nha khoa về tình trạng của mình nhé.
NHA KHOA VIỆT HÀN
Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang
Hotline: 0787 505 577
Website: nhakhoaviethan.vn
Fanpage: NhaKhoaVietHanNhaTrang